Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Khi lắp đặt camera ngoài trời nhất định cần chú ý các điều sau

 Lắp đặt camera ngoài trời là một trong những nhu cầu phổ biến của mọi công trình lắp đặt thiết bị giám sát an ninh hiện nay. Vậy làm thế nào để có được một công trình giám sát an ninh ngoài trời hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau của chúng tôi. Chỉ cần  bạn chú ý, nhất định sẽ có được một hệ thống giám sát an ninh ngoài trời hiệu quả cao.

1. Nên lắp đặt camera ngoài trời ở vị trí cao hơn tầm với thông thường

Có một thực tế khi lắp đặt camera ngoài trời đó là những thiết bị giám sát thường rất dễ bị phá hoại, đánh cắp hoặc che lấp góc nhìn, bẻ góc sai góc quan sát nhằm khiến cho camera quan sát không thể hoạt động hoặc theo dõi đúng khoảng không gian cần theo dõi.

Chính vì vậy, biện pháp để hạn chế tình trạng trên đó là nhất định bạn cần lắp đặt camera ở cao hơn tầm với thông thường của một người hoặc tầm với thông thường của một người khi có một số kệ đỡ nâng chiều cao. Như thế sẽ đảm bảo việc camera quan sát của bạn tránh được nguy cơ bị kẻ gian phá hoại.

Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt ở vị trí mà người bình thường khó có thể tiếp cận. Ví dụ như vị trí kín, lấp tầm với, vị trí không có điểm tựa di chuyển hay vị trí sát mái hiên, mái che để đảm bảo việc thiết bị giám sát không bị phá hoại bởi điều kiện môi trường.



Ngoài ra, để chống phá hoại thì bạn cần sử dụng các giá đỡ camera chắc chắn để tránh tình trạng camera bị tháo dỡ nhanh chóng khi có kẻ gian có ý định gỡ camera của bạn xuống.

2. Nên xử dụng các chất khiến tránh tình trạng bù nóng hoặc mạng nhện

Sau khi lắp đặt camera ngoài trời một thời gian thì rất dễ xảy ra tình trạng ống kính quan sát bị mạng nhện bao phủ hoặc có côn trùng chết làm ảnh hưởng đến khả năng giám sát của người dùng.

Tình trạng này xảy ra càng nhiều đối với thiết bị camera hoat động vào ban đêm do có hồng ngoại nên sẽ thu hút rất nhiều con trùng vây quanh. Vậy nên để giảm tình trạng này, sau khi lắp đặt camera xong bạn nên xịt xung quanh vị trí lắp đặt những chất diệt côn trùng hoặc chất khiến côn trùng không thể lảng vảng tới vị ví lắp đặt camera.

Đối với trường hợp đã lắp lâu ngày và có tượng bị mờ ống kính do có vật cản chở tầm nhìn ống kính thì biện pháp duy nhất là bạn nên dọn vệ sinh thiết bị giám sát rồi sau đó phun các chất đẩy lùi hoạt động của côn trùng nhắm tránh hiện tượng trên xảy ra lần nữa.


3. Nên sử dụng các thiết bị camera có tiêu chuẩn chống mưa, nắng tốt

Các sản phẩm camera ngoài trời thông thường sẽ được lắp đặt ở vị trí ngoài trời. Và hiển nhiên, những vị trí này sẽ chịu những tác động của môi trường như: mưa, nắng, gió, độ ẩm,... Chính vì thế mà khi lắp đặt camera ngoài trời thì bạn nhất đinh phải chọn các sản phẩm đảm bảo khả năng chống trọi với những điều kiện thời tiết trên.

Tiêu chuẩn dành cho các camera ngoài trời có thể chịu đựng điều kiện mưa nắng đó chính là IP66 hoặc IP67. Vì vậy khi lựa chọn các loại camera ngoài trời, bạn nên để ý đến thông số kỹ thuật này của thiết bị muốn mua liệu có hay không.

Đối với vị trí phải chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn như: bãi biển, khu chế tác ngập mặn,... thì phải sử dụng các thiết bị được sản xuất với chất lượng chống hao mòn bởi các điều kiện môi trường này.

Ngoài ra, để nâng cao khả năng quan sát hơn trong điều kiện môi trường thông thường và thời gian sử dụng lâu hơn thì các loại camera quan sát chất liệu thép không gỉ chính là một lựa chọn tuyệt vời.

Hoặc đối với công trình dân dụng thông thường, cách tốt nhất để đảm bảo quan sát ngoài trời đồng thời giữ được tuổi thọ của các thiết bị camera ngoài trời thì bạn nên lắp đặt chúng tại vị trí có mái che nhằm hạn chế việc tiếp xúc của camera trực tiếp với nắng, mưa.

4. Không nên lắp đặt camera ngoài trời ở vị trí chênh lệch ánh sáng quá lớn

Khi lắp đặt camera ngoài trời nếu bạn lắp tại ví trí có chênh lệch ánh sáng quá lớn (ví dụ lắp camera trong bóng râm/ thiếu sáng và rọi ra khu vực nắng gắt ).

Điều này sẽ khiến chất lượng giám sát của bạn quá sáng, khiến các điểm cần quan sát sẽ không hiện rõ. Chính vì thế, để khắc phục thì khi lắp đặt bạn cần chú ý không nên lắp đặt camera ở những điểm như này, hoặc tránh việc lắp gần thiết bị phát sáng. 

Ngoài ra, nến ở vị trí ngược sáng bạn có thể lựa chọn những dòng sản phẩm có khả năng chống ngược sáng tốt, chỉ số WDR cao.

5. Không nên lắp đặt camera ở điều kiện môi trường có nhiều hơi nước

Hiện tượng hơi nước bốc lên sẽ làm mờ các ống kính camera và khiến cho việc quan sát bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, khi lắp đặt camera ngoài trời tuyệt nhiên bạn cần tránh các vị trí có hơi nước bốc lên.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại camera quan sát có ống kính chuyên dành cho vị trí ngoài trời. Hoặc hạn chế lắp đặt tối đa ở các vị trí có mưa tạt, dễ đọng nước.

Trong trường hợp ống kính camera đã bị mờ bởi hơi nước thì bạn cần tháo ra và tiến hành sấy khô để không bị ảnh hưởng tới hoạt động của camera sau này.


6. Không nên lắp đặt camera ngoài trời gần các cột thu lôi, chổng sét, cột điện

Một trường hợp không thể không nhắc tới khi lắp đặt camera ngoài trời đó là hiện tượng camera bị sét đánh dẫn tới cháy, nổ, hỏng thiết bị. Hiện tượng này xảy ra là do bạn lắp đặt quá gần những vị trí chứa yếu tố dẫn sét này. Ngoài ra còn do hệ thống dây dẫn camera đi bên ngoài dài và chứa nhiều kim loại thép bên trong dây dẫn.

Để khắc phục tình rạng này thì biện pháp bạn cần làm đó là chọn vị trí lắp camera ngoài trời tránh sét đánh, tránh quá gần các cột chống sét, các đường kim loại thu lôi chạy quanh nhà, tránh các đường điện chính, tránh gần các cột điện, ống máng nước, máng xối, các thanh trụ kim loại…

nguồn: https://camerahanwha.vn/khi-lap-dat-camera-ngoai-troi-nhat-dinh-can-chu-y-cac-dieu-sau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét